Những tòa lâu đài lớn nhất trên thế giới P2
Có lẽ, khi nhắc đến “lâu đài”, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh những bức tường dày, những tòa tháp kiên cố xây trên đỉnh đồi và những câu chuyện cổ tích. Hầu hết lâu đài đều được xây ở thời Trung cổ, là những thành phố vô cùng vững chãi làm nơi ở của gia đình quý tộc và hoàng gia.
Lâu đài Buda, Hungary
Nằm ở mũi phía Nam của đồi Lâu đài tại Budapest là lâu đài Buda đồ sộ, được bao quanh bởi khu vực du lịch Varnegyed. Một cách tuyệt vời để tìm hiểu thêm về kiến trúc ấn tượng này là tham quan các đường phố thời Trung cổ của lâu đài Buda. Được cho là nơi ở hoàng gia đầu tiên tại đồi Lâu đài của vua Hungary – Bela IV vào thế kỷ 13, tuy nhiên, vết tích về lâu đài này không còn tồn tại.
Kiến trúc lâu đài Buda được xây dựng từ thế kỷ 18.
Kiến trúc hiện nay có từ thế kỷ 18, vào khoảng năm 1356, vua Lajos đã cho xây dựng một lâu đài theo phong cách La Mã. Bốn thập kỷ sau đó, nó được thay thế bởi một cung điện kiểu Gothic và trở thành cung điện tráng lệ nhất thời bấy giờ. Nhưng cung điện mới cũng không tồn tại được lâu, một lần nữa, nó bị phá hủy và thay bằng cung điện thời Phục hưng. Khi người Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Hungary, cung điện đã bị bỏ hoang và cuối cùng sụp đổ.
Phần lớn những gì mà chúng ta thấy ngày nay là bản tái cấu trúc năm 1950.
Khi Hungary giành lại được độc lập, vua Habsburg đã quyết định xây dựng một cung điện nhỏ hơn theo kiến trúc Ba Rốc nhưng nó cũng bị hư hại. Phần lớn những gì mà chúng ta thấy ngày nay là bản tái cấu trúc năm 1950. Lâu đài hiện tại có lẽ không công phu như những lâu đài tiền nhiệm nhưng khu phức hợp ấn tượng trải dài 300 mét dọc sông Danube vẫn khá là tuyệt vời. Toàn bộ quần thể lâu đài hiện đang lưu giữ một số bảo tàng trải rộng trên một khu vực rộng 44647 mét vuông.
>> xem thêm: Tour Đông Tây Âu: Pháp - Thụy Sĩ - Ý - Hungary - Áo - Slovakia - Séc - Đức 2024
Lâu đài Himeji, Nhật Bản
Dễ dàng nhận ra tại sao lâu đài này của Nhật Bản lại nằm trong danh sách những lâu đài lớn nhất trên thế giới. Gồm 83 tòa nhà nằm trên một khu vực rộng lớn 265 mẫu, lâu đài Himeji không chỉ là kho báu quốc gia mà còn là di sản thế giới UNESCO. Đây là pháo đài samurai lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Nhật Bản, là một hình mẫu điển hình của kiến trúc lâu đài Nhật Bản còn tồn tại.
Lâu đài lịch sử của Nhật Bản cũng hấp dẫn như văn hóa của nó.
Trông như hình ảnh một con chim đang bay nên thường được gọi là “Lâu đài hạc trắng”, Himeji được xây dựng vào năm 1333. Ban đầu, nó chỉ là một pháo đài phòng thủ. Đến năm 1346 thì bị dở bỏ và tái tạo thành lâu đài. Kết quả sau nhiều lần tu sửa trong hai thế kỷ, quần thể có thêm một lâu đài ba tầng. Sau trận Sekigahar vào năm 1600, Ikeda Terusama chiếm lĩnh, phá hủy và xây dựng lại toàn bộ lâu đài như ngày nay. Himeji là một kiệt tác kiến trúc bằng gỗ.
>> xem thêm: Tour Nhật Bản Đón Hè Rực Rỡ 2024
Khi bạn đã khám phá xong lâu đài tại sao không thử vài điều mới lạ, chẳng hạn như khoác lên mình bộ quốc phục kimono và thưởng thức trà đạo truyền thống tại một trà thất trong khuôn viên lâu đài.
Chưa ai có khả năng tấn công được pháo đài kiên cố này. Thời đại Meji, khi mà rất nhiều cung điện của Nhật Bản đã bị tàn phá trong giai đoạn này, lâu đài vẫn tồn tại hiên ngang. Thậm chí cả hai cuộc thế chiến và động đất vào năm 1995 vẫn không thể hạ gục được Himeji.
Thành phố cổ Aleppo, Syria
Được xem như là tòa lâu đài lớn nhất thế giới, thành Aleppo nằm ở miền Bắc Syria, nằm trên một ngọn đồi đã được khai phá từ tận thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên và đồng thời là nơi mà nhà tiên tri Abraham (tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập) đã chăn cừu. Phần lớn những công trình còn lại ngày nay được cho là từ thời Ayyubid.
Thành cổ nằm ở độ cao 50 mét, có diện tích khoảng 39804 mét vuông.
Thành phố nổi lên như một đô thị hùng mạnh dưới triều đại của Seleucus I Nicator, một tướng bộ binh trong quân đội của Alexander Đại đế. Sau đó, nó thuộc về tay của người La Mã và cuối cùng bị chiếm bởi quân đội Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7. Tuy nhiên, không nhiều dấu ấn của người Hy Lạp hay Hồi giáo được tìm thấy trong thành cổ.
Phần lớn thành Aleppo được tái cấu trúc lại dưới thời Ayyubids và đây cũng là thời kỳ thành phố phát triển hưng thịnh nhất.
Phần lớn thành Aleppo được tái cấu trúc lại dưới thời Ayyubids và đây cũng là thời kỳ thành phố phát triển hưng thịnh nhất. Quốc vương Ghazi đã xây dựng một cung điện trong quần thể Aleppo nhưng đã bị thiêu rụi trong đêm tân hôn của ông. Sau này, nó đã được xây dựng lại và vẫn là một công trình ấn tượng của thành phố. Kiến trúc ngày nay là kết quả của sự cải tiến và thay đổi liên tục của nhiều chế độ cai trị khác nhau qua nhiều thế kỷ.
Lâu đài Edinburgh, Scotland
Đến Edinburgh tuyệt đối không được bỏ qua lâu đài rộng lớn, tọa lạc trên đỉnh của ngọn núi lửa đã tắt – Castle Rock. Nằm ở độ cao lên đến 130 mét so với mực nước nước biển, tòa lâu đài được bao quanh bởi những vách đá cheo leo, là một nơi bất khả xâm phạm.
Tài liệu đầu tiên để cập đến lâu đài trên Castle Rock là của John Fordun xuất hiện vào khoảng thế kỷ 11. Trong thế kỷ 12, vua David I đã dành phần lớn thời gian tại Edinburgh. Đến cuối thế kỷ 12, lâu đài trở thành tổng kho lưu trữ của các tờ báo chính thức ở Scotland. Trải qua nhiều thăng trầm trong suốt thế kỷ 13 và đầu thế kỷ 14, lâu đài nhanh chóng rơi vào tay người Anh. Cuối cùng, David II đã chiếm được lâu đài và trở thành thủ phủ của ông.
Một trong những cách tốt nhất để khám phá những công trình mang tính biểu tượng của bất kỳ thành phố nào đó là thông qua người dân tại đó.
Năm 1367, lâu đài bắt đầu được xây dựng lại nhưng đến khi David II qua đời vào năm 1371 vẫn chưa hoàn thành. Vào thế kỷ 15, vua Jame II tiếp tục xây dựng, mở rộng Edinburgh. Quảng trường Crown, Đại lễ đường và những cung điện hoàng gia cũng được xây dựng trong thời kỳ này. Lâu đài không ngừng được mở rộng và liên tục bị tấn công trong nhiều thế kỷ sau đó. Thực tế, trong lịch sử hơn 1100 năm tuổi, lâu đài đã bị bao vây ít nhất 26 lần.
Một chuyến du lịch được thiết kế riêng đến lâu đài với một người bản địa, chắc chắn bạn sẽ được nghe những câu chuyện cực kỳ thú vị mà không phải ai cũng biết.
Những trận bắn phá của đại bác trong suốt cuộc bao vây Lang vào thế kỷ 16 đã khiến cho nhiều tuyến phòng thủ thời Trung cổ bị phá hủy, chỉ còn lại kiến trúc từ thời kỳ đầu bao gồm nhà thờ thánh Margaret ở thế kỷ 12, cung điện hoàng gia và Đại lễ đường. Tuy nhiên, những công trình còn sót lại của lâu đài cũng chiếm một diện tích khổng lồ lên đến 35737 mét vuông. Hiện nay, lâu đài Edinburgh là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Scotland và là điểm đến nhiều thứ hai của Vương quốc Anh.
>> xem thêm: Tour Anh - Xứ Wales - Scotland 9 ngày
Thành phố pháo đài Carcassonne, Pháp
Carcassonne là một tòa thành mang vẻ đẹp hùng vĩ của kiến trúc thời Trung cổ nằm ở thành phố Carcassonne nước Pháp. Công trình lịch sử này thu hút hàng ngàn du khách. Giống như một tòa lâu đài trong các câu chuyện cổ tích với những tháp canh hình trụ dài có chóp nhọn và hệ thống tường thành kiên cố, di sản thế giới UNESCO này đã bền vững qua hơn hai thiên niên kỷ.
Ở vị trí chiến lược trên đỉnh đồi và được bố trí theo mô hình đồng tâm, tòa lâu đài được bảo vệ bởi hai lớp tường thành cùng 52 ngọn tháp phòng thủ. Người La Mã và người Gaul đến đây định cư từ rất sớm và sau này là người Visigoth.
Sau gần hai thế kỷ được cai trị bởi Trencavel, vào năm 1247, tòa lâu đài đã rơi vào tay Pháp. Sau đó, nó trở thành pháo đài biên giới giữa hai vương quốc Pháp và Aragon. Carcassonne được mở rộng dần trong nhiều năm đến khi Hiệp ước Pyrenees, ý nghĩa quân sự của Carcassonne giảm đáng kể. Pháo đài nhanh chóng bị xuống cấp trầm trọng.
Lâu đài cũng mang dấu ấn kiến trúc của Visigoth.
Sau này, kiến trúc sư nổi tiếng, Eugene Viollet-le-Duc trong quá trình trùng tu đã thêm mái “mũ phù thủy” cho khu phức hợp. Mặc dù, công trình phục hồi đã nhận những chỉ trích suốt cuộc đời của Eugene Viollet-le-Duc vì ông sử dụng đá phiến thay vì gạch đất nung, thì nó vẫn là một công trình của thiên tài.
>> xem thêm: Tour Châu Âu Hành Trình 3 Nước
Lâu đài Neuschwanstein, Đức
Nằm trong top những tòa lâu đài lớn nhất thế giới, Neuschawantein nguy nga trải rộng trên diện tích 6000 mét vuông, nhìn ra ngôi làng Hohenschawangau ở phía Tây Nam Bavaria. Lâu đài thể hiện sự ngưỡng mộ của vua Ludwig II dành cho nhà soạn nhạc, Richard Wagner và được xây dựng hoàn toàn từ tiền riêng của vua. Ban đầu, lâu đài này có tên là New Hohenschwangau, sau khi vua mất vào năm 1886 thì đổi tên thành Neuschawantein.
Lấy cảm hứng từ những vở opera của Richard Wagner và hai cung điện khác, Ludwig đã kết hợp kiến trúc nhà hát vào cung điện này.
Trong suốt quá trình xây dựng, nhà vua luôn phải xem bản thảo trước khi hoàn thành bất cứ thứ gì. Điều này đã tạo nên một công trình mang nhiều dấu ấn của riêng vua hơn mặc dù do kiến trúc sư Eduard Riedel thiết kế. Thời ấy, lâu đài đã gây khá nhiều tranh cãi trong giới phê bình, tuy nhiên, ngày nay nó được đánh giá rất cao.
Để có được điểm nhìn đẹp nhất từ lâu đài, một cách thuận tiện nhất là đi tour nhóm nhỏ một ngày từ Munich.
Năm 1884, vua chuyển đến sống trong lâu đài chưa được hoàn thiện. Tiếc là, người bạn Wagner thì vẫn chưa bao giờ đặt chân vào lâu đài này cho đến khi ông qua đời vào năm 1883. Sau cái chết của vua Ludwig năm 1886, những dự án xây dựng phần còn lại của lâu đài công phu đã hủy bỏ và được đơn giản hóa hơn. Kế hoạch ban đầu là 200 phòng, nhưng cuối cùng chỉ có 15 phòng và hội trường được hoàn thành. Lâu đài đã được mở cửa cho công chúng 6 tuần sau khi vua mất theo lệnh của nhiếp chính.
>> xem thêm: Điểm đến hấp dẫn - Những tòa lâu đài lớn nhất trên thế giới P1